Những loài động vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh

Những loài động vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh, lực cắn mạnh nhất thế giới, cá sấu sông Nile, cá sấu nước mặn, báo đốm...

Những loài động vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh

      Lực cắn là lực do các cơ xương hàm tạo ra khi động vật cắn. Mức tối đa lực cắn của con người là 160 psi. Với lực cắn này có thể khiến bạn đau và tổn thương một phần nhỏ ngoài da. Chuyện gì sẽ xảy ra khi bị cắn mạnh gấp 10 hay thậm chí 20 lần lực cắn đó? Hãy cùng tìm hiểu những loài vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh trong bài viết này.

1. Cá sấu sông Nile - Lực cắn lớn nhất hành tinh

      Lực cắn của cá sấu sông Nile có thể lên tới 5000 psi. Cá sấu sông Nile được coi là loài có lực cắn mạnh nhất thế giới. Chiếc hàm dài, siêu khỏe cùng những chiếc răng sắc nhọn. Không một con mồi nào chạy thoát khỏi miệng của những con cá sấu này. Chúng có thể dùng chiếc hàm cực khỏe để cắn xé con mồi mà không gặp chút khó khăn nào.

      Cá sấu sông Nile có thể dài tới 5m, ít khi thấy chúng dài tới 5,5m. Giống các loài cá sấu khác, chúng thuộc loại lưỡng hình theo giới. Thông thường, con đực to hơn con cái khoảng 30%.

      Khả năng cắn của cá sấu sông Nile rất đáng sợ. Với lực cắn khủng khiếp, cá sấu sông Nile có thể dễ dàng cắn xé tất cả các loài động vật trong khu vực sống. Do đó, việc tránh xa cá sấu sông Nile là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh. Cá sấu sông Nile – lực cắn: 5000 psi

2. Cá sấu nước mặn - Lục cắn 3694 psi

      Đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những loài động vật có lực cắn mạnh nhất thế giới là loài bò sát lớn nhất thế giới. Cá sấu nước mặn cũng là loài có lực cắn mạnh nhất thế giới lên đến 3694psi. Cá sấu nước mặn rất nhanh nhẹn trong khoảng cách ngắn, thậm chí ngoài môi trường nước. Quai hàm của chúng vô cùng khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt.

      Cá sấu nước mặn được liệt kê trong Sách Đỏ IUCN từ năm 1996. Lực cắn của cá sấu nước mặn rất đáng sợ. Chúng có thể dễ dàng cắn xé bất cứ thứ gì kể cả con người. Việc tiếp cận hoặc phát triển gần khu vực sinh sống của cá sấu nước mặn là rất nguy hiểm và cần được thực hiện với sự cảnh giác và thận trọng.

      Cá sấu nước mặn thường được tìm thấy ở vùng đầm lầy và sông suối ven biển ở châu Á, Úc và các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới.  Cá sấu nước mặn – lực cắn 3694psi

3. Báo đốm - Lực cắn 2000 psi

      Báo đốm có chiếc hàm khỏe nhất trong họ nhà mèo. Lực cắn của nó lên đến là 2000psi.  Với lực cắn đó, nó đã gấp đôi hổ và hơn 3 lần sư tử. Một trong lực cắn cực mạnh nhất thế giới, loài này thường săn mồi bằng cách cắn lên thẳng vào hộp sọ của con mồi. Sức mạnh của chúng có thể phá vỡ được chiếc mai của loài rùa.

      Báo đốm là một trong những loài thú săn mồi có lực cắn khá mạnh. Lực cắn của nó có thể tương đương với lực cắn của chó Rottweiler. Báo đốm là một loài động vật có phân bố rộng khắp châu Phi. Từ miền nam Sahara đến vùng bờ biển phía đông và phía nam của châu Phi. Báo đốm cũng được tìm thấy trong một số khu vực ở châu Á. Báo đốm – lực cắn: 2000psi

4. Hà mã - Lực cắn 1825 psi

      Bộ hàm của hà mã có chiếc răng cửa và răng nanh rất lớn. Cùng với đó là lực cắn 1825psi. Hà mã được coi là loài động vật nguy hiểm nhất và có lực cắn mạnh nhất thế giới ở châu Phi. Hà mã được biết đến do thân mình tròn trịa, không lông, có miệng và hàm lớn. Hà mã là một trong những loài động vật hung hăng nhất trên thế giới.

      Hà mã có thể ăn nát những con cá sấu dài khoảng 3m. Chúng có trọng lượng khoảng 1,5 tấn và hàm răng mạnh tương đương với  chiếc búa cỡ lớn. Chúng hay tấn công con người và tàu bè nhỏ. Bạn không nên trêu chọc một con hà mã, nhất là khi chúng đang nhấm nháp bữa ăn trưa.

      Hà mã phân bố rộng khắp tại châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Chúng sống trong các con sông, hồ, đầm lầy, đồng cỏ và khu vực ven biển. Hà mã – lực cắn: 1825psi

5. Khỉ đột - Lực cắn 1300 psi

      Khỉ đột là loài linh trưởng có kích thước lớn nhất thế giới đạt đến 200kg. Lực cắn của nó cũng là một trong lực cắn cực mạnh nhất thế giới là 1300psi. Với lực cắn này chúng có thể cắn xé toạc từng loại vỏ cây. Kẻ thù của khỉ đột là báo hoa mai vô cùng nguy hiểm và rất hung dữ.

      Lực cắn của khỉ đột không thể so sánh được với lực cắn của cá sấu. Tuy nhiên, khỉ đột có thể dùng lực cắn để bảo vệ hoặc tấn công khi bị đe dọa. Do đó, việc tiếp cận hoặc tương tác với khỉ đột cần cảnh giác và thận trọng.

      Khỉ đột phân bố trên thế giới, từ châu Á đến châu Phi và châu Mỹ. Mỗi loài sống ở môi trường riêng biệt và phân bố địa lý khác nhau. Khỉ đột – lực cắn: 1300psi

6. Gấu xám Bắc Mỹ - Lực cắn 1200 psi

      Vị trí thứ 6 trong top những loài động vật có lực cắn mạnh nhất thế giới là loài vật khá to lớn, chiều cao lên đến 2.5 m và trọng lượng đạt đến 350kg. Không chỉ mang thân hình to lớn, chúng còn có bộ hàm cực khỏe. Lực cắn của chúng ở mức 1200 psi và là một trong những con vật có lực cắn cực mạnh nhất thế giới. Với lực cắn này chúng có thể cắn nát đến tận xương từng đối thủ cũng như con mồi mà chúng đụng độ.

      Gấu xám thường xuyên xung đột với các loài thú ăn thịt khác như sói xám, sói đồng cỏ, gấu đen Bắc Mỹ hay báo sư tử.

      Gấu xám thường hay sống ở Bắc Mỹ. Bao gồm các khu vực rừng, đồng cỏ, và vùng núi của Canada, Alaska, Hoa Kỳ và Mexico. Chúng có thể được tìm thấy ở các khu vực rừng trung bộ. Kể cả rừng Thái Bình Dương và rừng ngập mặn ven biển tại Alaska và Canada. Gấu xám Bắc Mỹ – lực cắn: 1200psi

7. Linh cẩu - Lực cắn 1100 psi

      Là động vật thuộc bộ ăn thịt. Những miếng cắn của linh cẩu có thể phá vỡ từng tất cả khớp xương của mồi. Nó có thể ăn thịt những chú chó chỉ bằng một miếng nhẹ. Lực cắn của linh cẩu lên đến 1100psi, mạnh hơn sư tử và hổ.

      Hai chi trước của nó dài và khỏe hơn hai chi sau. Răng của nó cũng rất khỏe, có thể xé được thịt rất dai. Linh cẩu là một trong những con vật ăn thịt tham lam nhất ở trên cạn. Tuy vậy, nó rất hiếm khi đi săn mồi mà hay theo sau những con săn mồi khác. Linh cẩu cũng biết theo dõi và lợi dụng động vật để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.

      Linh cẩu có tính tham lam, liều lĩnh và lối sống bầy đàn. Một đàn linh cẩu có thể chiến thắng khi một cá thể trong đàn bị tấn công. Linh cẩu sống chủ yếu ở châu Phi. Chúng có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau của châu Phi. Linh cẩu – lực cắn: 1100psi

8. Hổ - Lực cắn 1050 psi

      Lực cắn của hổ là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng săn mồi và tồn tại trong tự nhiên. Theo nghiên cứu, lực cắn của hổ là 1.050 psi tương đương với khoảng 4.800 đến 6.200 Newton. Đây là một trong những lực cắn cực mạnh nhất thế giới, vượt qua cả lực cắn của sư tử và gấu trúc.

      Lực cắn của hổ có thể phá vỡ xương và giúp chúng giết chết con mồi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong nhiều yếu tố giúp hổ tồn tại và chiến thắng trong tự nhiên, bao gồm cả sự nhanh nhẹn, sự thích ứng và kỹ năng săn mồi.

      Hổ hay sống trong các khu rừng, đồng cỏ, rừng ngập mặn và đầm lầy của các quốc gia châu Á. Hổ – lực cắn: 1050psi

9. Sư tử - Lực cắn 650 psi

      Lực cắn của sư tử cũng là một yếu tố quan trọng trong việc săn mồi và tồn tại trong tự nhiên. Theo nghiên cứu, lực cắn của sư tử trưởng thành có thể lên đến khoảng 650 psi. Đây là một lực cắn khá mạnh, tuy nhiên nó vẫn thua xa so với lực cắn của hổ.

      Sư tử thường săn mồi bằng cách sử dụng sức mạnh tập thể. Sự nhanh nhẹn và kỹ năng săn mồi, chứ không chỉ dựa vào lực cắn của nó. Ngoài ra, lực cắn của sư tử cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước và sức khỏe của từng con sư tử. Chúng phân bố rộng khắp các khu vực đồng cỏ, rừng mở. Kể cả đầm lầy ở châu Phi và một số khu vực của châu Á. Sư tử – lực cắn: 650psi

      Những động vật có lực cắn mạnh thưởng không bị gì khi con mồi đang vùng vẫy. Một số con săn mồi có thể đâm thủng con mồi bằng bộ giáp đặc biệt cứng cáp. Trên đây là những loài động vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh mà tôi đã tìm hiểu. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp thông tin thú vị và bổ ích đến bạn. Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ: 19006236 Bài viết tham khảo: Núi lửa? Tác hại của Núi Lửa

Gọi Taxi: 1900 6236
Gọi Taxi