Rắn là loài động vật nguy hiểm và nó có điểm khác biệt với nhiều loài động vật khác. Khi nhìn thấy rắn chúng ta thường thấy nó liên tục thè lưỡi. Vậy tại sao rắn liên tục thè lưỡi? Có phải rắn thè lưỡi để doạ người? Hay Rắn thè lưỡi để bắt con mồi? Đây là những thắc mắc của mọi người khi thấy rắn liên tục thè lưỡi. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây.
1. Vì sao rắn liên tục thè lưỡi?
Rắn trông có vẻ đáng sợ khi thè lưỡi ra và bò xung quanh, tuy nhiên, chiếc lưỡi đó của rắn chỉ dùng để ngửi mà thôi. Vì rắn là loài có thị giác kém và thính giác bị hạn chế nên hầu hết chúng đều có phần khứu giác cực kì tốt để bù đắp lại. Dù rắn có mũi nhưng chúng không sử dụng bộ phận này để ngửi mà sẽ thè lưỡi ra để “ngửi” không khí, từ đó nhận biết được những thứ đang xảy ra xung quanh chúng. Khi rắn đưa chiếc lưỡi ra ngoài, lưỡi sẽ có chức ănng thu thập những phân tử hoá học nhỏ trong không khí, sau đó đưa những phần tử hoá học này đến cơ quan vomeronasal để phân tích và truyền tín hiệu đến não. Lúc này, cơ quan vemeronasal sẽ cho chúng biết chúng vừa ngửi thấy gì. Nếu con mồi bị rắn cắn và chạy thoát thì rắn có thể ngửi được mùi và lần theo dấu vết của con mồi. Ngoài ra, vì lưỡi rắn có kết cấu tách đôi nên chúng có thể ngửi được mùi từ hai hướng khác nhau cùng một lúc. Độ xoè của đầu lưỡi có thể rộng gấp đôi so với đầu của chúng, điều này rất quan trọng đối với rắn vì nó cho phép chúng cảm nhận được độ dốc của môi trường xung quanh, giúp rắn dễ dàng nhận biết phương hướng xung quanh và tìm được đường đi.
2. Những loài rắn độc ở Việt Nam
Các loài rắn độc nhất Việt Nam hiện nay xuất hiện tại hầu hết mọi miền đất nước. Sẽ rất nguy hiểm nếu vô tình gặp phải chúng mà không biết đó là rắn độc. Mùa mưa là mùa sinh sản của rắn, đặc biệt, khi rắn mang bầu thì nọc độc cao hơn bình thường. Dưới đây là những loài rắn độc thường gặp ở Việt Nam.
2.1. Rắn hổ đất.
Rắn hổ đất (tên khoa học Naja kaouthia) có nhiều ở Việt Nam. Từ 30 phút đến vài giờ sau khi bị rắn cắn, nạn nhân sẽ sùi bọt mép, liệt cơ hô hấp, tê, nói, nuốt khó. Đặc điểm nhận dạng: Thân màu sẫm hoặc màu vàng lục, sau cổ có 2 vòng màu trắng và đen như hình mắt kính, ở giữa có vệt màu nâu đen. Vùng sinh sống: Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, cả đồng bằng, trung du và miền núi.
2.2. Rắn hổ mèo
Rắn hổ mèo (còn gọi là rắn hổ mang xiêm, tên khoa học Naja siamensis) cực độc có thể giết chết người ngay tại chỗ hoặc sau vài giờ cắn. Người bị rắn cắn sẽ lừ đừ, liệt cơ hô hấp, đôi khi kèm co giật. Với đặc tính hung dữ và khả năng phun độc xa, nọc độc của rắn hổ mèo nếu phun trúng mắt có thể gây mù. Đặc điểm nhận dạng: Thường có hình mặt mèo hay chữ V trên đầu, thân màu nâu xám hoặc màu vàng – xanh nhạt, bành mang về phía trước hoặc sau thay vì bành ra hai bên như loài rắn hổ mang khác. Vùng sinh sống: Sống nhiều ở phía Nam nước ta và vô cùng hung dữ, hay phát ra tiếng kêu đe dọa kẻ thù. 2.3. Rắn hổ mang chúa Rắn hổ mang chúa (tên khoa học Ophiophagus hannah) được xem là vua của các loài rắn do nọc độc mạnh nhất, chỉ cần 1 lượng nọc độc nhỏ khoảng 7ml có thể giết chết 10 người trưởng thành sau 30 phút. Đặc điểm nhận dạng: Rắn trưởng thành có chiều dài trung bình từ 3,7m – 4m, nặng khoảng 6,8kg. Rắn có vạch chữ V ngược ở phía sau cổ, thân có màu xanh ô liu hoặc màu đen có các dải màng nhạt vằn ngang khắp cơ thể. Ở dưới bụng rắn có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Vùng sinh sống: Việt Nam là nơi có khí hậu thuận lợi để rắn sinh sống và có mặt ở khắp các tỉnh trong nước.2.4. Rắn Cạp Nia Rắn cạp nia (tên khoa học Bungarus candidus) cực độc, tỷ lệ tử vong do rắn cắn có thể lên đến 75% nếu không được cấp cứu kịp. Đặc điểm nhận dạng: Đặc trưng với các khoang đen trắng xen kẽ, kéo dài khắp cơ thể. Rắn trưởng thành có chiều dài trung bình hơn 1m có con dài tới 2,5m, có tiết diện ngang hình tam giác, từ đoạn hông đến đuôi khá phẳng và hẹp dần thành điểm nhọn ở đuôi. Vùng sinh sống: Sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ẩm ướt thuộc các tỉnh miền Trung và miền Nam.
2.5. Rắn Cạp Nong
Rắn cạp nong (tên khoa học Bungarus fasciatus) cực độc, có khả năng gây tử vong nhanh chóng ở người. Đặc điểm nhận dạng: Tương tự như rắn cạp nia, rắn cạp nong đặc trưng với các khoang có màu đen và vàng xen kẽ. Lưỡi của rắn cạp nong có màu đen, đầu có chữ V màu vàng, rắn có xương sống nổi rõ lên hình tam giác và có đôi mắt to. Vùng sinh sống: Sống phổ biến ở nhiều địa hình nước ta như: Đồng bằng, trung du và miền núi. 2.6. Rắn Lục đuôi đỏ Rắn lục đuôi đỏ (tên khoa học Trimeresurus albolabris) rất độc, có 20 thành phần khác nhau. Khi bị rắn cắn, nạn nhân có biểu hiện phù nề, nhiễm độc thần kinh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể trụy tim. Vùng sinh sống: Chủ yếu ở vùng núi cao ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Đặc điểm nhận dạng: Dễ nhận dạng bởi màu xanh lục đặc trưng và chiếc đuôi nhỏ có màu đỏ hoặc màu cam nhạt. Rắn khá nhỏ với chiều dài tối đa 60cm. Bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu được vì sao rắn liên tục thè lưỡi, lưỡi rắn thè ra làm gì, những loài rắn độc tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin và cập nhật các thông tin mới nhất có thể liên hệ đến chúng tôi. Liên hệ: 19006236