Thời gian là một một khái niệm trừu tượng và khó để hiểu thấu đáo. Trên thế giới có rất nhiều cách tính thời gian nhưng hầu hết mọi nền văn hóa đều mặc định thời điểm trời bắt đầu sáng là lúc khởi đầu của thời gian, theo sau ngày là đêm, khi ánh mặt trời bắt đầu tắt. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc Vì sao một năm lại có mười hai tháng chưa? Bài viết dưới đấy chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn Thời gian là gì? Thước đo thời gian của con người từ xưa đến nay? Vì sao một năm lại có mười hai tháng?...
1. Thời gian là gì?
Thời gian chính là một khái niệm để biểu diễn một sự kiện nào đó hoặc biến cố và thời gian kéo dài của chúng. Thời gian là định nghĩa có trong tất cả các ngôn ngữ của loài người. Tuy nhiên thời gian có thể có cả ở động vật. Định nghĩa về thời gian là định nghĩa khó hiểu và rất trừu tượng nếu phải đi đến chính xác. Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (chỉ có chiều đi thẳng về sau) đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Sự trôi qua đều đặn của các sự kiện diễn ra xung quanh chúng ta hay việc mặt trăng quay xung quanh Trái Đất đều được định nghĩa bằng thời gian. Vậy thời gian vẫn là một khái niệm trừu tượng và bao quát rất khó giải thích, bạn có thể hiểu rằng thời gian là một khái niệm để chỉ các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng.
2. Thước đo thời gian của con người từ xưa đến nay?
Phép đo thời gian có phạm vi rất rộng, ở đây chúng ta tìm hiểu một số đơn vị đo thông thường, xắp xếp từ đơn vị thời gian ngắn nhất đến dài nhất. - 1 picosecond (1 phần nghìn tỷ giây) – Đây là khoảng thời gian ngắn nhất mà chúng ta có thể đo chính xác. - 1 nanosecond (1 phần tỷ giây) – Trung bình, một máy tính cá nhân mất khoảng từ 2 đến 4 nanosecond để thực thi một mệnh lệnh từ một phần mềm nào đó. - 1 microsecond (1 phần triệu giây). - 1 millisecond (1 phần nghìn giây) – Đây là khoảng thời gian phơi sáng ngắn nhất của phim trong một máy ảnh thông thường. Một bức ảnh được chụp trong 1/1ngàn giây sẽ bắt được chuyển động nhỏ nhất của con người. - 1 centisecond (1 phần trăm giây) – Đây là khoảng thời gian mà một tia chớp nổ. - 1 decisecond (1 phần mười giây) – Khoảng thời gian của 1 cái chớp mắt. - 1 second (1 giây) – Trái tim của một người trung bình đập 1 lần/1 giây. - 60 giây – 1 phút (minute), bằng thời gian của một đoạn quảng cáo dài. - 2 phút – Khoảng thời gian dài nhất mà một người bình thường có thể nín thở. - 5 phút – Là khoảng thời gian lâu nhất mà bạn có thể chịu đựng khi đợi đèn đỏ. - 60 phút – 1 tiếng đồng hồ (hour), là khoảng thời gian lâu nhất mà bạn có thể ngồi yên trong lớp học mà không trở nên đờ đẫn. - 8 tiếng – Thời gian làm việc tiêu biểu hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới, cũng là thời gian ngủ cần thiết cho mỗi người mỗi đêm. - 24 tiếng – 1 ngày; là khoảng thời gian mà trái đất quay hết 1 vòng quanh trục của nó. - 7 ngày – 1 tuần. - 40 ngày – Là khoảng thời gian lâu nhất mà con người có thể tồn tại mà không có thức ăn. - 365,24 ngày – 1 năm; khoảng thời gian trái đất hoàn tất một vòng quay quanh mặt trời. - 10 năm (year) - 1 thập kỷ. - 75 năm – Tuổi thọ trung bình của con người. - 5.000 năm – Chiều dài lịch sử được ghi chép lại. - 65 triệu năm – Khoảng thời gian kể từ khi loài khủng long tuyệt chủng. - 200 triệu năm – Khoảng thời gian kể từ khi động vật có vú bắt đầu xuất hiện trên trái đất. - 3,5 đến 4 tỉ năm – Khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu có sự sống trên trái đất. - 4,5 tỉ năm – Tuổi của trái đất. - 10 đến 15 tỉ năm – Tuổi dự đoán của vũ trụ kể từ vụ nổ lớn big bang.3. Vì sao một năm lại có mười hai tháng? Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Khái niệm tháng bắt đầu từ mặt trăng. Khi xem lịch, chúng ta thấy có tháng có 28 ngày, tháng lại 29 ngày, một số có 30 ngày và số còn lại có 31 ngày. Sau đây là lý do: Người La Mã xưa sử dụng bộ lịch chỉ có 10 tháng (bắt đầu từ năm 738 TCN). Các tháng này có tên (tiếng La tinh) là: Martius, Aprilis, Maius, Junius, Quintilis, Sextilis, September, October, November and December, trong đó, các tên từ Quintilis đến December trong tiếng La tinh có nghĩa là 5, 6, 7, 8, 9, 10. Bộ lịch này đếm thiếu khoảng 60 ngày. Để khắc phục, sau này người ta thêm 2 tháng Januarius và Februarius tiếp vào sau. Vào năm 46 TCN, hoàng đế Julius Caesar cho đổi lịch nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi của các tháng. Theo lịch mới này thì các tháng có 30 hoặc 31 ngày, trừ tháng Februarius ở cuối cùng có 29 ngày. Cứ mỗi 4 năm, tháng Februarius lại được cộng thêm 1 ngày (lý do đã nói phần trên). Sau đó, hoàng đế lại quyết định lấy tháng Januarius làm tháng đầu tiên của năm (thay cho tháng Martius trước kia), vì vậy tháng Februarius trở thành tháng thứ 2. Vậy chúng ta có thể hiểu đơn giản một năm lại có mười hai tháng là vì do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Con người có thể nhận thấy được thời gian trôi đều đặn theo một nhịp điệu ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác nối nhau không ngừng, bài viết trên đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về cách con người chúng ta định nghĩa về thời gian. Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Thời gian là gì? Thước đo thời gian của con người từ xưa đến nay? Vì sao một năm lại có mười hai tháng?... Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Liên hệ: 19006236